Danh sách tất cả các Socket CPU hiện nay

Danh sách tất cả các Socket CPU hiện nay

Khi nâng cấp CPU hay thay mới CPU thì socket CPU là một trong những linh kiện quan trọng mà bạn cần phải quan tâm. Nhưng liệu bạn đã hiểu rõ các dòng socket CPU. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn một cái nhin tổng quan hơn về các dòng socket CPU đã ra mắt cùng danh sách tất cả các socket CPU cho đến hiện nay.

Đôi nét về socket CPU

Socket CPU là một trong những thành phần vô cùng quan trọng của một máy tính hoàn chỉnh. Nhiệm vụ của nó là kết nối giữa bo mạch chủ và chip xử lý trong CPU. Bên cạnh đó, socket còn giúp cố định cho CPU, tránh bị tác động khi dịch chuyển PC. Không chỉ thế, kết nối giữa mainboard và bộ vi xử lý cũng do một “tay” socket đảm nhận để truyền tải thông tin dữ liệu. Nhờ vậy, các linh kiện khác sẽ có sự đồng độ trong việc đồng bộ, hoạt động trơn tru, ổn định.

Trước đây, một socket CPU cần phải theo dạng của bộ vi xử lý, nhưng sau khi bộ vi xử lý 486 được phát hành và sử dụng socket ZIF thì vấn đề này đã thay đổi. Thế hệ này có một mức lắp đặt, giúp kết nối CPU với socket một cách dễ dàng mà không cần phải tác động với CPU, giảm thiểu được nhiều rủi ro trong việc làm hỏng chân CPU. Bên cạnh đó, việc sử dụng cấu trúc chân giống nhau bởi nhiều bộ vi xử lý giúp người dùng có thể cài đặt, thay thế các model bộ vi xử lý khác nhau trên cùng một mainboard. 

Kể từ sau đó, cả Intel và AMD đã hướng đến sản xuất một loạt các socket và khe cắm để có thể sử dụng chip CPU của họ.

danh sách tất cả các socket CPU

Socket đi đôi với bộ vi xử lý 486 đầu tiên không phải là ZIF, gọi đây là socket 0 bởi socket này không có tên chính thức cũng không cho phép thay thế CPU bằng model khác.

Sau socket 0, Intel ra mắt socket 1, sở hữu sơ đồ chân như socket 0 và có thêm một chân khóa, được chấp thuận là chuẩn ZIF, cho phép cài đặt một vài kiểu CPU khác trên cùng một socket.

Tiếp theo sau đó, các socket 2, socket 3 và socket 6 được phát hành cho họ 486, với mục đích tăng số lượng các model CPU có thể được cài đặt trên socket CPU. Tuy nhiên, socket 6 vẫn chưa được sử dụng. Vì thế, ta sẽ gọi sơ đồ chân đã được đưa vào sử dụng bở các chip 486 là “socket 3”. “Hệ thống tăng tốc” là cái tên Intel đặt ra để nói đến khả năng của một socket để chấp thuận nhiều hơn các model CPU, và có thể sử dụng cái tên này cho các CPU sử dụng sơ đồ chân từ một CPU cũ.

Socket 4 là chuẩn sơ đồ chân được cấp 5 V, được sử dụng trên các bộ vi xử lý Pentium đầu tiên (60 MHz và 66 MHz). Các bộ vi xử lý Pentium từ 75 MHz trở lên đều được cấp 3,3V, đặt ra yêu cầu cần thêm một kiểu chân mới, kiểu này sẽ gọi là socket 5 và không thể được cài đặt trên socket 4.

Tiếp theo, socket 7 được xem là socket tổng hợp, sử dụng sơ đồ chân như socket 5 với một chân bổ sung, tương thích các bộ vi xử lý như của socket 5 cộng với các CPU mới. Sự khác biệt lớn giữa socket 5 và 7 nằm ở mức điện áp của CPU được cấp, socket 5 luôn được cấp với các CPU 3,3V với socket 7 lại cho phép các CPU có thể được cấp ở mức điện như 3,5V hoặc 2,8V. Ngoài ra còn còn có Super 7 socket, đây là một kiểu socket 7 có khả năng chạy lên đến 100MHZ, các CPU AMD sẽ sử dụng socket này, gọi là Pentium Classic.

Tóm lại, có thể thấy các socket và sơ đồ chân lúc này vô cùng phức tạp, bởi các bộ vi xử lý có thể được cài đặt trên nhiều kiểu socket khác nhau. Vì vậy, các hãng CPU phải theo một sơ đồ đơn giản hơn nhiều, mỗi chip nên được cài đặt trên một kiểu socket duy nhất.

danh sách tất cả các socket CPU

Danh sách tất cả các socket CPU

Để các bạn có cái nhìn rõ hơn về tất cả các socket CPU đã ra mắt hiện nay, sau đây là bảng liệt kê chi tiết tất cả các kiểu socket và slot của 2 ông lớn Intel và AMD từ chip 486 và ví dụ về các CPU tương thích với chúng.

Socket do Intel sản xuất:

Socket

Năm phát hành

Tương thích

Socket dành cho

Số Pin

DIP

1970s

Intel 8086

Intel 8088

 

40

PLCC

?

Intel 80186

Intel 80286

Intel 80386

 

68 to 132

PGA 168

?

Intel 80486

 

168

Socket 1

1989

Intel 80486

 

169

Socket 2

?

Intel 80486

Intel Pentium 

Intel DX4

 

238

Socket 3

1991

Intel 80486

Intel Pentium Intel DX4

 

237

Socket 4

1993

Intel Pentium

 

273

Socket 5

1994

Intel Pentium

 

320

Socket 6

?

Intel 80486

 

235

Socket 463/

Socket NexGen

1994

  

463

Socket 7

1994

Intel Pentium

Intel Pentium MMX

 

321

Socket 8

1995

Intel Pentium Pro

 

387

Slot 1

1997

Intel Pentium II

Intel Pentium III

Desktop

242

Slot 2

1998

Intel Pentium II Xeon

Intel Pentium III Xeon

Server

330

Socket 615

1999

Intel Mobile Pentium II

Intel Mobile Celeron

Notebook

615

Socket 370

1999

Intel Pentium III

Intel Celeron

VIA Cyrix III

VIA C3

Desktop

370

Socket 423

2000

Intel Pentium 4

Desktop

423

Socket 495

2000

Intel Celeron

Intel Pentium III

Notebook

495

Socket 603

2001

Intel Xeon

Server

603

Socket 478/

Socket N

2001

Intel Pentium 4

Intel Celeron

Intel Pentium 4 EE

Intel Pentium 4 M

Desktop

478

Socket 604

2002

Intel Xeon

Server

604

Socket 479

2003

Intel Pentium M

Intel Celeron M

Notebook

479[8]

LGA 775/

Socket T

2004

Intel Pentium 4

Intel Pentium D

Intel Celeron

Intel Celeron D

Intel Pentium XE

Intel Core 2 Duo

Intel Core 2 Quad

Intel Xeon

Desktop

775

Socket M

2006

Intel Core Solo

Intel Core Duo

Intel Dual-Core Xeon

Intel Core 2 Duo

Notebook

478

LGA 771/

Socket J

2006

Intel Xeon

Server

771

Socket P

2007

Intel Core 2

Notebook

478

LGA 1366/

Socket B

2008

Intel Core i7 (900 series)

Intel Xeon (35xx, 36xx, 55xx, 56xx series)

Desktop

Server

1366

rPGA 988A/

Socket G1

2009

Intel Clarksfield

Intel Arrandale

Notebook

988

LGA 1156/

Socket H

2009

Intel Nehalem (1st gen)

Intel Westmere

Desktop

1156

LGA 1567/

Socket LS

2010

Intel Xeon 6500/7500-series

Server

1567

LGA 1155/

Socket H2

2011/Q1

2011.01.09

Intel Sandy Bridge (2nd gen)

Intel Ivy Bridge (3rd gen)

Desktop

1155

LGA 2011/

Socket R

2011/Q3

2011.11.14

Intel Core i7 3xxx Sandy Bridge-E

Intel Core i7 4xxx Ivy Bridge-E

Intel Xeon E5 2xxx/4xxx (Sandy Bridge EP) (2/4S)

Intel Xeon E5-2xxx/4xxx v2 (Ivy Bridge EP) (2/4S)

Desktop

Server

2011

rPGA 988B/

Socket G2

2011

Intel Core i7 (2000, 3000 series)

Intel Core i5 (2000, 3000 series)

Intel Core i3 (2000, 3000 series)

Notebook

988

LGA 1356/

Socket B2

2012

Intel Xeon (E5 1400 & 2400 series)

Server

1356

LGA 1150/

Socket H3

2013

Intel Haswell (4th gen)

Intel Haswell Refresh

Intel Broadwell (5th gen)

Desktop

1150

rPGA 946B/947/

Socket G3

2013

Intel Haswell

Notebook

946

LGA 1151/

Socket H4

2015

Intel Skylake (6th gen)

Intel Kaby Lake (7th gen)

Intel Coffee Lake (8th gen)

Intel Coffee Lake Refresh (9th gen)

Desktop

1151

LGA 3647

2016

Intel Xeon Phi

Intel Skylake-SP

Server

3647

LGA 2066/

Socket R4

2017

Intel Skylake-X

Intel Kaby Lake-X

Intel Cascade Lake-X

Desktop

Server

2066

LGA 4189

2020

Intel Cooper Lake

Intel Ice Lake-SP

Desktop

Server

4189

LGA 1200

2020

Intel Comet Lake (10th gen)

Intel Rocket Lake (11th gen)

Desktop

1200

LGA 1700

2021

Intel Alder Lake (12th gen)

Desktop

1700

LGA 1700

2022

Intel Raptor Lake (13th gen)

Desktop

1700

LGA 4677

2022 (planned)

Intel Sapphire Rapids

Server

4677

Socket CPU do AMD sản xuất:

SocketNăm phát hànhTương thíchSocket dành choSố pin

PGA 168

?

AMD 486

 

168

Socket 1

1989

AMD 486

AMD 5x86

 

169

Socket 2

?

AMD 486

AMD 5x86

 

238

Socket 3

1991

AMD 486

AMD 5x86

 

237

Socket 7

1994

AMD K6

 

321

Super Socket 7

1998

AMD K6-2

AMD K6-III

Rise mP6

 

321

Slot A

1999

AMD Athlon

Desktop

242

Socket A/

Socket 462

2000

AMD Athlon

AMD Duron

AMD Athlon XP

AMD Athlon XP-M

AMD Athlon MP

AMD Sempron

Desktop

462

Socket 563

2002

AMD Athlon XP-M

Notebook

563

Socket 754

2003

AMD Athlon 64

AMD Sempron

AMD Turion 64

Desktop

754

Socket 940

2003

AMD Opteron

AMD Athlon 64 FX

Desktop

Server

940

Socket 939

2004

AMD Athlon 64

AMD Athlon 64 FX

AMD Athlon 64 X2

AMD Opteron

Desktop

939

Socket S1

2006

AMD Turion 64 X2

Notebook

638

Socket AM2

2006

AMD Athlon 64

AMD Athlon 64 X2

Desktop

940

Socket F/

Socket L (Socket 1207FX)

2006

AMD Athlon 64 FX

AMD Opteron

(Socket L only support Athlon 64 FX)

Desktop

Server

1207

Socket AM2+

2007

AMD Athlon 64

AMD Athlon X2

AMD Phenom

AMD Phenom II

Desktop

940

Socket AM3

2009

AMD Phenom II

AMD Athlon II

AMD Sempron

AMD Opteron (1300 series)

Desktop

941 or 940

Socket G34

2010

AMD Opteron (6000 series)

Server

1974

Socket C32

2010

AMD Opteron (4000 series)

Server

1207

Socket FM1

2011

AMD Llano Processors

Desktop

905

Socket FS1

2011

AMD Llano Processors

Notebook

722

Socket AM3+

2011

AMD FX Vishera

AMD FX Zambezi

AMD Phenom II

AMD Athlon II

AMD Sempron

Desktop

942 (CPU 71pin)

Socket FM2

2012

AMD Trinity Processors

Desktop

904

Socket FM2+

2014

AMD Kaveri

AMD Godavari

Desktop

906

Socket AM1

2014

AMD Athlon

AMD Sempron

Desktop

721

Socket AM4

2017

AMD Ryzen 9

AMD Ryzen 7

AMD Ryzen 5

AMD Ryzen 3

Athlon 200

Desktop

1331

Socket SP3

2017

AMD Epyc

Server

4094

Socket TR4/

Socket SP3r2

2017

AMD Ryzen Threadripper

Desktop

4094

Socket sTRX4/

Socket SP3r3

2019

AMD Ryzen Threadripper (3000 series)

Desktop

4094

Socket AM5

2022

AMD Ryzen 7000 series

Desktop

1718

Socket SP5

2022 (planned)

AMD Epyc Genoa

Server

6096

Nên chọn socket CPU nào cho máy tính?

Có thể nói, sự đa dạng của các loại socket cho CPU cho bạn khá nhiều đắn đo trong việc lựa chọn. Bước đầu tiên là cần phải xác định được sử dụng loại socket cho CPU cùng hãng tương ứng.

2 nhà sản xuất socket nổi tiếng trên thị trường hiện nay là Intel và AMD. Mỗi một ông lớn cũng mang đến các loại socket riêng biệt với những ký hiệu, mã hàng khác nhau. Các bạn có thể lựa chọn từng loại theo chip của hãng tương ứng cho CPU. Nếu bạn đang dùng chip Intel thì nên lựa chọn socket CPU Intel và socket LGA. Đối với chip của AMD thì bạn có thể lựa chọn socket AM4 mới nhất hiện nay.

Nếu bạn đang tìm nơi cung cấp các linh kiện máy tính, thiết bị máy tính, phần mềm hay phần cứng máy tính uy tín, bảo hành chính hãng. Đừng ngần ngại hãy liên hệ Vi Tính Hoàng Long qua hotline 0839300800, đơn vị chuyên cung cấp linh kiện máy tính, ổ cứng, CPU, ... chính hãng tại TPHCM.