Ram ecc và non ecc là gì? Cách phân biệt

Ram ecc và non ecc là gì? Cách phân biệt

Ram ECC và NON ECC là gì? Cách phân biệt chúng có lẽ là câu hỏi thường gặp với nhiều bạn mới vào chuyên ngành máy chủ, máy trạm. Đây là một thành phần vô cùng quan trọng, nên bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi đưa ra quyết định mua ram ECC và ram non ECC. Vi tính Hoàng Long sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc qua bài viết sau đây.

Ram ECC và Ram non ECC là gì?

Ram ecc là gì?

RAM ECC (Error Checking and Correction) là loại RAM có khả năng kiểm soát được dòng dữ liệu truy xuất ra vào trong nó giúp tự động sửa lỗi. Khi gặp xung đột, RAM ECC chỉ cần yêu cầu gửi lại đúng gói tin bị crash, nên sở hữu độ ổn định rất cao giúp bạn giảm những rủi ro kỹ thuật và chi phí khi vận hành.

Ram ECC có 9 Chip, Ram non-ECC có 8 chip đây là cách nhận biết nhanh nhất khi nhìn tổng quan một thanh Ram có hỗ trợ ECC hay không? Vậy cụ thể Ram non ECC là gì?

ram ecc và non ecc

 

Ram non ecc là gì?

RAM non ECC ( Ram thường) là một loại ram thường được dùng phổ biến cho các tác vụ thông thường, không sở hữu tính năng tự động sửa lỗi, khi RAM NON-ECC bị lỗi nó phải nạp lại toàn bộ dự liệu đến phần mềm, treo máy và màn hình xanh. Khác với ram ECC, ram non ECC chỉ sở hữu 8 chip.

Các loại RAM ECC hiện nay

Hiện nay, RAM ECC được chia làm hai loại là ECC unbuffered (UDIMM) và ECC Registered (RDIMM)

ECC unbuffered

Hay còn gọi là ram ECC UDIMM, đây là dòng RAM được bổ sung thêm tính năng ECC với năng lực tự kiểm tra và khắc phục lỗi. Sự khác biệt của ram ECC UDIMM nằm ở bộ nhớ, không có các bộ đệm hoặc thanh ghi nằm trên module mà đặt ngay trên mainboard. Với RAM ECC unbuffered, các lệnh truy xuất sẽ được đưa trực tiếp đến module bộ nhớ, không phải gửi gián tiếp qua thanh ghi.

ram ecc và non ecc

ECC registered

Ram ECC registered ( ECC RDIMM ) có sự khác biệt so UDIMM là được tích hợp thanh ghi. Lệnh truy xuất sẽ được gửi thông qua thanh ghi rồi mới chuyển đến module bộ nhớ trên RDIMM, tuy nhiên CPU được giảm tải bớt khối lượng công việc điều khiển dữ liệu sẽ do chip trên thanh nhớ thực hiện.

Cách phân biệt Ram ECC và Ram non ECC

Loại RAM

Ram Thường(UDIMM, non ECC)

ECC RDIMM (ECC Registered)

ECC UDIMM (ECC Unbuffered)

Cấu Tạo

Không chứa các bộ nhớ đệm và các thanh ghi.

Các thanh ghi (register) được gắn trực tiếp trên module nhớ, giúp tái định hướng các tín hiệu qua các chip nhớ và cho phép module chứa nhiều chip nhớ hơn.

Các lệnh truy xuất dữ liệu ra vào sẽ được chuyển tới thanh ghi trước, sau đó mới tới module bộ nhớ.

Sở hữu thêm tính năng ECC dùng để tự kiểm tra và sửa lỗi.

Ram UDIMM sở hữu ECC dùng để tự kiểm tra và sửa các lỗi phát sinh.

Tại đây, lệnh truy xuất bộ nhớ sẽ được chuyển trực tiếp đến mô-đun bộ nhớ.

Nhận Dạng Thông Thường

8 chíp nhớ

Mặt trước có 10 chip, ở giữa sẽ có 1 chip.

9 chip mỗi mặt, tương đồng về kích thước.

Nhận Dạng Bằng Mã

Phía sau thông số băng thông sẽ không có chữ cái.

Phía sau thông số băng thông là chữ R

Phía sau thông số băng thông là chữ E hoặc ECC

ram ecc và non ecc

Một số lưu ý khi lựa chọn RAM

  • Lưu ý thông số, các chuẩn DDR để lựa chọn cho phù hợp.
  • Khi chọn BUS RAM bạn cần lưu ý CPU và mainboard hỗ trợ BUS RAM tối đa bao nhiêu.
  • Khi tự build cho mình một cấu hình riêng, thì bạn phải tìm hiểu kỹ xem mainboard mà bạn chọn hỗ trợ loại RAM nào để từ đó lựa chọn RAM phù hợp.
  • Còn nếu bạn muốn nâng cấp máy tính, cần kiểm tra RAM đang dùng là loại nào PC3 hay PC4 có hỗ trợ ECC hay không có ECC. Điều này có thể giúp máy tính hoạt động hiệu quả và tối ưu nhất mà không bị tụt BUS RAM.
  • Lưu ý rằng tất cả các dòng mainboard Workstation đều hỗ trợ RAM ECC.

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về ram ECC và NON ECC là gì? Cách phân biệt mà bất kỳ ai đang làm hoặc mới vào ngành máy trạm, máy chủ cần phải nắm rõ. Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể chọn cho mình được sản phẩm ram ECC và ram non ECC ưng ý nhất. Chúc bạn thành công!

Đừng quên theo dõi Vi tính Hoàng Long, hay có bất cứ thắc mắc nào về các sản phẩm linh kiện máy tính thì đừng ngần ngại liên hệ chúng tôi qua hotline 0839300800 để được hỗ trợ tận tâm tình nhé!

Xem thêm: giá linh kiện pc 2023